Mách bạn 5+ lễ hội Hà Giang đặc sắc, thu hút du khách nhất

Hà Giang không chỉ được biết đến với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, hoang sơ mà nơi đây còn được nhiều người biết đến bởi những lễ hội độc đáo, thú vị. Trong bài viết này, cùng Lacaloka khám phá 5 lễ hội Hà Giang thu hút nhiều khách du lịch nhất!

Lễ hội hoa tam giác mạch

Hoa tam giác mạch được xem là một trong những nét đặc trưng của vùng đất địa đầu Tổ quốc. Do đó, lễ hội tam giác mạch cũng được xem là hoạt động giúp Hà Giang quảng bá vẻ đẹp văn hóa, di sản cùng tiềm năng du lịch. Thông thường, lễ hội Hà Giang này thường diễn ra nửa cuối tháng 11 dương lịch hàng năm. Vì thế, nếu bạn đến đây vào thời điểm này, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của loại hoa này trên các cánh đồng tại Quản Bạ, Đồng Văn, Yên Minh và Mèo Vạc. 

Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang
Mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang

Ngoài ra, bạn cũng có thể trải nghiệm nhiều giải đấu, hội thi cùng các hoạt động thú vị khác của người dân bản địa như thi làm bánh hoa tam giác mạch, đua thuyền tại hẻm Tu Sản,…

Lễ hội Hà Giang – lễ hội nhảy lửa

Lễ hội nhảy lửa hay lễ hội cầu lửa là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người dân tộc Pà Thẻn. Lễ hội này được tổ chức vào ngày 16 tháng 10 âm lịch hàng năm với mong muốn cảm tạ vị thần Lửa tối cao đồng thời cầu mong một mùa màng bội thu, sự bình an, may mắn và sức khỏe tràn đầy. 

Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn là một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tùy theo từng họ khác nhau mà lễ vật được sử dụng để dâng lên thần có thể là một con gà trống, một bát gạo, tiền giấy, hương, rượu,… Sau khi cúng gọi thần linh trong khoảng 5 đến 7 tiếng thì sau 8 giờ tối sẽ chính thức bắt đầu làm lễ cúng thần linh. Những thanh niên trai tráng ngồi đối diện thầy mo “nhập đồng” sẽ nhảy qua đống lửa đỏ rực trong vòng 3 đến 4 phút mà không bị bỏng rát, đau đớn như các nghệ nhân thực thụ. 

Lễ hội cầu Trăng ở Hà Giang

Lễ hội Cầu Trăng là một lễ hội Hà Giang mang đậm nét đẹp văn hóa của người Tày. Đối với đồng bào dân tộc Tày, mẹ Trăng là người ban phước lành xuống hạ giới và họ tổ chức lễ hội này để đón mẹ Trăng cùng các nàng tiên xuống đón Tết trung thu đồng thời cầu mong những điều bình an, tốt đẹp sẽ đến với buôn làng. 

Lễ hội cầu Trăng là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Tày Hà Giang
Lễ hội cầu Trăng là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Tày Hà Giang

Phần lễ sẽ thường được tổ chức trước vào ngày 14 và phần hội sẽ diễn ra vào ngày 15 tháng 8 hàng năm. Ghé thăm Hà giang vào dịp này, bạn sẽ được thưởng thức nền ẩm thực truyền thống của người dân tộc Tày cũng như lắng nghe những làn điệu dân ca, tham gia các trò chơi dân gian thú vị của họ. 

Lễ hội Hà Giang – lễ Cấp Sắc

Đối với người Dao, đặc biệt là đàn ông thì lễ Cấp Sắc được xem là dấu mốc quan trọng của cuộc đời. Bởi vì, dù đã già nhưng chưa làm lễ cấp sắc thì những người đàn ông Dao vẫn bị xem là trẻ con và không được tham gia vào các việc hệ trọng của làng. 

Lễ Cấp Sắc là lễ hội Hà Giang có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với đàn ông Dao
Lễ Cấp Sắc là lễ hội Hà Giang có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với đàn ông Dao

Ngoài ra, trong tín ngưỡng của người dao, những người trải qua lễ Cấp Sắc thì mới biết phải trái, biết sống với cái tâm cái đức hướng thiện và khi chết mới được đoàn tụ với ông bà tổ tiên. Để biết rõ lễ hội Hà Giang này diễn ra như thế nào, bạn có thể ghé thăm các bản làng ở huyện Quản Bạ vào khoảng tháng 11 – tháng Giêng hàng năm. 

Lễ hội chợ tình Khâu Vai

Lễ hội chợ tình Khâu Vai hay chợ tình Phong Lưu, chợ Khau Vai diễn ra vào ngày 27 tháng 3 âm lịch hàng năm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là nơi mọi người tìm đến với nhau sau thời gian dài xa cách, do tình duyên trắc trở hoặc nhiều lý do khác mà không đến được với nhau. Vào đúng ngày này, họ hẹn nhau đến đây tâm sự và ôn lại chuyện xưa. 

Chợ tình Khâu Vai là cơ hội cho các đôi trai gái giãi bày tình cảm của mình
Chợ tình Khâu Vai là cơ hội cho các đôi trai gái giãi bày tình cảm của mình

Đối với du khách du lịch Hà Giang thì khi tham gia phiên chợ tình này, bạn sẽ được tham gia vào 2 phần chính, gồm: 

  • Phần lễ: Già làng cùng đại diện chính quyền dâng hương để bắt đầu lễ hội, dâng lễ lên miếu Ông, miếng Bà để cảm tạ công lao khai khẩn đất đai của người xưa cũng như tôn vinh vẻ đẹp của tình yêu đôi lứa. 
  • Phần hội: Tham gia các hoạt động ca hát, văn hóa thể thao truyền thống thú vị. 

Lễ hội Hà Giang – Gầu Tào

Gầu Tào là lễ hội truyền thống quan trọng, lớn nhất của người dân đồng bào dân tộc H’Mông. Lễ hội này diễn ra khoảng mồng một đến ngày Rằm tháng Giêng với mong muốn cảm tạ trời đất, thần linh đã phù hộ cho người dân khỏe mạnh, mùa màng bội thu, cầu phúc, cầu lộc cho mọi người. 

Lễ hội Gầu Tào thể hiện mong ước cuộc sống hạnh phúc, ấm no của người H’Mông
Lễ hội Gầu Tào thể hiện mong ước cuộc sống hạnh phúc, ấm no của người H’Mông

Đây cũng là lễ hội Hà Giang thu hút nhiều người dân địa phương và du khách du lịch tham gia nhất. Bởi vì phần hội của Gầu Tào có rất nhiều hoạt động để mọi người gặp gỡ du xuân, vui chơi, ca hát cùng nhau trong những chén rượu thơm nồng. 

Kết Luận

Bài viết trên đây đã trình bày trọn vẹn các lễ hội Hà Giang nổi tiếng, thu hút nhiều khách du lịch tham gia nhất. Nếu bạn có dịp tham quan, khám phá Hà Giang thì đừng quên ghé thăm các bản làng để hòa mình vào các lễ hội văn hóa đặc sắc của người dân địa phương nhé!