Kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình chi tiết từ A đến Z

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một địa điểm du lịch tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm. Ngôi chùa này đã tồn tại song hành cùng các triều đại phong kiến nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý. Trong bài viết này, hãy cùng lacaloka tìm hiểu ngay những kinh nghiệm đi chùa Bái Đính Ninh Bình ngay nhé!

Giới thiệu về chùa Bái Đính – Ninh Bình

Địa chỉ chùa Bái Đính Ninh Bình

Chùa Bái Đính là một địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng tọa lạc tại vị trí vô cùng đắc địa trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Chùa cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km và khu du lịch Tràng An khoảng 11,5km. Ngôi chùa này thuộc phía Bắc của khu quần thể sinh thái Tràng An với bề dày lịch sử gắn liền với ba triều đại phong kiến lớn là Đinh, Tiền Lê và Lý. 

Chùa Bái Đính là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam
Chùa Bái Đính là ngôi chùa sở hữu nhiều kỷ lục nhất Việt Nam

Chùa Bái Đính rộng bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi đi du lịch Ninh Bình. Cụ thể, chùa có diện tích tổng cộng rộng 539 ha, trong đó 27 ha là khu chùa Bái Đính cổ còn 80 ha là khu chùa Bái Đính mới được xây thêm vào năm 2005 cùng một số công trình đang xây dựng khác. 

Sơ lược lịch sử chùa Bái Đính Ninh Bình

1000 năm về trước, ba triều đại phong kiến là nhà Đinh, Tiền Lê và Lý đều vô cùng quan tâm và coi trọng đạo Phật nên cho xây rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính ở dãy Tràng An. Theo tài liệu lịch sử ghi chép, chùa được xây dựng ban đầu vào năm 1121 bởi thiền sư nổi tiếng nhà Lý – Nguyễn Minh Không và đến năm 2005 mới tiếp tục mở rộng. 

Đến năm 1997, ngôi chùa này được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia. Và từ khi thành lập đến nay, chùa Bái Đính Ninh Bình vẫn thờ thần Cao Sơn, thiền sư Nguyễn Minh Không, Phật và Tiên. 

Chùa Bái Đính có ý nghĩa quan trọng đối với Phật giáo
Chùa Bái Đính có ý nghĩa quan trọng đối với Phật giáo

Giá vé tham quan chùa Bái Đính Ninh Bình

Vì khuôn viên chùa Bái Đính Ninh Bình rất rộng và nối liền với danh thắng Tràng An nên để tiết kiệm thời gian, sức lực cũng như chi phí thì bạn có thể thuê xe điện kết hợp ghé thăm các địa điểm du lịch khác với tổng chi phí, dịch vụ liên quan như sau: 

  • Giá vé thuê xe điện: 30.000 VNĐ/người/chiều.
  • Giá vé tham quan khu du lịch Tràng An: Vé đò: 150.000 VNĐ/người.
  • Giá vé tham quan Bảo tháp: 50.000 VNĐ/người.
  • Giá vé sử dụng dịch vụ hướng dẫn viên: 300.000 VNĐ/tour. 

Lưu ý: Giá vé các dịch vụ trên có thể thay đổi theo thời gian. 

Thời điểm du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình lý tưởng nhất?

Vào mỗi độ tết đến xuân về, chùa Bái Đính Ninh Bình thường tổ chức lễ hội chùa thu hút được rất nhiều du khách hành hương, vãn cảnh. Thông thường, lễ hội chính thức diễn ra vào mùng Sáu tháng Giêng âm lịch và kéo dài đến tận tháng Ba mới kết thúc. Vì thế, nếu bạn có ý định ghé thăm nơi đây và muốn tận hưởng trọn bầu không khí náo nhiệt này thì hãy đến khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Ba âm lịch mỗi năm. 

Vẻ đẹp huyền ảo chùa Bái Đính Ninh Bình về đêm
Vẻ đẹp huyền ảo chùa Bái Đính Ninh Bình về đêm

Ngược lại, nếu bạn không thích sự ồn ào, náo nhiệt hoặc muốn tận hưởng không khí trong lành, yên bình tại chùa Bái Đính thì bạn có thể ghé thăm các thời điểm khác trong năm. 

Đi vãn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình bằng phương tiện nào?

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng chừng 96km về phía Nam, bạn có thể dễ dàng di chuyển đến ngôi chùa này bằng nhiều phương thiện khác nhau như xe khách, xe máy hoặc tàu hỏa đều được. Cụ thể như sau:

  • Xe khách: Bạn có thể đón các tuyến xe khách đi Ninh Bình rồi đến chùa Bái Đính từ bến Giáp Bát hoặc Mỹ Đình. Trung bình, giá vé cho mỗi chuyến xe sẽ dao động từ 70.000 đến 80.000 VNĐ/người. Sau khi đã đến bến xe Ninh Bình, bạn có thể tiếp tục di chuyển bằng xe bus hoặc taxi để đến chùa Bái Đính Ninh Bình. 
  • Xe máy: Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí đi lại cũng như chủ động hơn về mặt thời gian thì xe máy là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Bạn chỉ cần đi theo quốc lộ 1A đến trung tâm Ninh Bình rồi đi tiếp theo các bảng chỉ dẫn thì dễ dàng đến được chùa Bái Đính. 
  • Tàu hỏa: Đây cũng là một gợi ý hoàn hảo cho bạn trong hành trình vãn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình nếu dư dả về mặt thời gian. Bạn có thể đón tàu tại ga Hà Nội để đến ga Ninh Bình rồi tiếp tục di chuyển bằng xe taxi hoặc xe bus. Hiện tại, giá vé tàu Hà Nội – Ninh Bình đang dao động khoảng 120.000 VNĐ/vé. 

Những địa danh phải ghé thăm khi đến chùa Bái Đính – Ninh Bình

Có rất nhiều địa điểm check-in tại quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình
Có rất nhiều địa điểm check-in tại quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình

Hang sáng, động tối

Hang sáng là cái tên được bắt nguồn từ ánh sáng tự nhiên chiếu rọi trong hang. Đây là nơi thờ các vị Thần, Phật. Bên ngoài cửa hang, bạn sẽ bắt gặp 2 vị thần với vẻ mặt vô cùng dữ dằn canh gác. Đi sâu vào trong tầm 25m, bạn sẽ nơi thờ các vị Phật và đến cuối hang là đền thờ thần Cao Sơn. 

Động tối có không gian vô cùng tối nhưng nhờ hệ thống đèn chiếu sáng thì khung cảnh trở nên huyền ảo hơn với sự rực rỡ, linh lung của các mảng đá thạch nhũ. Ở lối đi trong động còn được trang trí sinh động bằng hình rồng uốn lượn. Chính giữa động là một giếng nước trong xanh tự nhiên với vai trò điều hòa, cân bằng không khí trong động. Đi vào sâu bên trong động tối, bạn sẽ nhìn thấy điện thờ mẫu và các vị thần tiên. 

Đền thờ thần Cao Sơn

Đi sâu vào trong hang sáng và phía sau bàn thờ Phật là bàn thờ thần Cao Sơn. Theo truyền thuyết, Cao Sơn đại vương là Lạc tướng Vũ Lâm – con trai thứ 17 của vua Lạc Long Quân. Vị thần này đã dạy bảo, giúp đỡ người dân làm ăn sinh sống nên được nhân dân vô cùng kính trọng, biết ơn. 

Ngoài ra, thần Cao Sơn cũng là một trong ba vị thần trấn ngựa ở ba cửa ngõ phía tây, đông và nam Cố đô Hoa Lư nên vua Đinh Tiên Hoàng đã cho xây dựng ngay ngôi đền này để bày tỏ lòng thành với vị thần Cao Sơn. 

Đền thờ Thánh Nguyễn

Đền thờ Thánh Nguyễn là một hạng mục thuộc quần thể chùa Bái Đính. Ngôi đền này được xây dựng với cấu trúc theo kiểu tiền nhất, hậu công và bên trong thờ vị thiền sư Nguyễn Minh Không. Vị sư này không chỉ là người đã phát hiện ra hang động đẹp và xây chùa thờ Phật mà ông còn là danh y nổi tiếng bốc thuốc chữ người. Ngoài ra, ông còn được mệnh danh tổ sư nghề đúc đồng khi đã nghiên cứu, tìm hiểu nguồn gốc nguồn gốc văn hóa Đông Sơn thời Việt cổ rồi khôi phục lại nghề đúc đồng truyền thống đã bị mai một. 

Giếng Ngọc

Đứng từ đại điện nhìn xuống, bạn sẽ thấy ngay một màu xanh ngọc bích nổi bật được bao bọc bởi một vòng lan can đá giữa khuôn viên rộng lớn của chùa Bái Đính Ninh Bình. Tuy nhiên, hiện tại giếng đã được tư tạo với hình mặt bán nguyệt có đường kính rộng gần 30m, sâu khoảng 6m và diện tích lên đến 6000m2. Xung quanh miệng giếng là những viên đá núi Đính với bốn góc là 4 lầu bát giác. 

Theo truyền thuyết kể lại rằng, nước giếng Ngọc trước đây được thiền sư Nguyễn Minh Không dùng để sắc thuốc chữa bệnh cho mọi người. Còn hiện tại, nước giếng lại được các nhà sư sử dụng làm nước cúng lễ tại chùa. 

Một góc chụp ảnh độc đáo tại chùa Bái Đính
Một góc chụp ảnh độc đáo tại chùa Bái Đính

Tham quan các công trình khác tại chùa

Khi du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình, bạn có thể ghé thăm các công trình khác như Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam, tượng Thích Ca, điện Pháp,… Đầu tiên, ta phải kể đến Chuông bằng đồng lớn nhất Việt Nam khi trọng lượng của nó lên đến 36 tấn với hoa văn nghệ thuật vô cùng tinh xảo, độc đáo. Tiếp đến là tượng Thích Ca lớn nhất Châu Á với khối lượng lên đến 100 tấn, cao 9,5m nguy nga trong Pháp chủ của chùa. 

Và dĩ nhiên, để bày tỏ những khao khát, ước nguyện của mình, bạn hãy đến điện Pháp của chùa để bày tỏ lòng thành với đức Phật. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan, ngắm cảnh khuôn viên thoáng đãng với hồ nước phóng sanh ở trước điện Pháp. 

Lưu ý quan trọng cần nhớ khi vãn cảnh chùa Bái Đính Ninh Bình

Theo kinh nghiệm đi du lịch chùa Bái Đính Ninh Bình mà chúng tôi tổng hợp thì để có một chuyến đi trọn vẹn, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Đường di chuyển lên chùa Bái Đính Ninh Bình vô cùng dài nên bạn hãy mang những đôi giày thể thao khỏe khoắn, có độ ma sát cao để thuận tiện hơn khi di chuyển. 
  • Chùa là địa điểm tham quan tâm linh nên bạn hãy mặc những bộ đồ lịch sự, không hở hang và thấm hút mồ hôi tốt để vừa thể hiện sự tôn kính cũng như tiện lợi khi đi lại.  
  • Có rất nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm, đặc sản ở chùa nhưng giá thành khá cao. Do đó, nếu bạn muốn mua quà về cho người thân, bạn bè thì có thể xuống dưới chân núi để mua. 
  • Những dịp đầu xuân, Ninh Bình thường có những cơn mưa bụi bất chợt nên khi vãn cảnh Bái Đính Ninh Bình bạn hãy mang theo chiếc ô nhỏ để đề phòng. 
  • Bạn có thể mang theo tiền lẻ để lễ chùa và thêm tiền dầu hương cho cửa Phật. Tuy nhiên, tuyệt đối không bỏ tiền tại các bức tượng bởi nó sẽ gây mất thẩm mỹ mà hãy bỏ vào các hòm công đức theo quy định. 

Chùa Bái Đính Ninh Bình là một công trình kiến trúc cổ có nhiều ý nghĩa đặc biệt đối với người dân địa phương. Đây không chỉ là nơi lưu giữ những tích xưa cũ về ngày đầu đạo Phật du nhập vào Việt Nam mà còn có nhiều ý nghĩa về mặt nghệ thuật kiến trúc. Vì thế, nếu có dịp ghé thăm Ninh Bình thường quên đến ngay địa chỉ du lịch thú vị này nhé! Ngoài ra, nếu bạn yêu thích địa điểm du lịch tâm linh thì chùa Phổ Minh Nam Định cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Hãy thử ghé thăm ngay nhé!