Khám phá cột cờ Nam Định – Niềm tự hào của người dân thành Nam 

Cột cờ Nam Định được biết đến là một trong 4 kỳ đài cổ xưa nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại. Vì thế, đây không chỉ đơn giản là một công trình xây dựng thông thường mà còn là sự tự hào của người dân Nam Định qua nhiều thời kỳ. Mỗi năm, cột cờ Nam Định thu hút rất nhiều du khách ghé thăm. Để hiểu rõ hơn về kiến trúc lịch sử này, cùng lacaloka tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu khái quát về cột cờ Nam Định 

Nằm trên đường Tô Hiệu, phường Ngô Quyền, thành phố Nam Định, cột cờ là một biểu tượng lịch sử, văn hóa nổi tiếng cho du lịch địa phương. Ngoài tên cột cờ Nam Định, công trình này còn được biết đến với tên gọi khác là kỳ đài thành Nam với đầy niềm tự hào của người dân nơi đây.

Cột cờ Nam Định là niềm tự hào của người dân thành cổ Nam Định xưa
Cột cờ Nam Định là niềm tự hào của người dân thành cổ Nam Định xưa

Công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX với mục đích như một biểu tượng để kỷ niệm cho việc chiếm đóng Nam Định của thực dân Pháp. Tuy nhiên, qua những năm tháng thăng trầm của lịch sử, cột cờ này đã trở thành biểu tượng quen thuộc, nơi gửi gắm văn hóa, tinh thần của người dân Nam Định. Khi ghé thăm nơi đây, bạn sẽ không chỉ ấn tượng với vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc của nơi đây mà còn có cơ hội tìm hiểu về lịch sử hình thành, thoải mái chụp ảnh sống ảo để có nhiều bức ảnh tuyệt vời. 

Hướng dẫn cách di chuyển đến cột cờ Nam Định

Việc lựa chọn phương tiện cũng như cách di chuyển phù hợp sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí hiệu quả. Để hiểu rõ hơn, mời bạn theo dõi nội dung dưới đây mà Lacaloka đã tổng hợp được:

Cách di chuyển đến Nam Định 

Có khá nhiều cách để đến cột cờ Nam Định mà du khách có thể lựa chọn nhưng lựa chọn tối ưu nhất về mặt thời gian và chi phí là máy bay. Tuy hiện tại Nam Định chưa có sân bay chính thức để vào thành phố nhưng bạn có thể bay thẳng đến sân bay Nội Bài Hà Nội và chọn dịch vụ xe đưa đón sân bay, xe khách để đến Nam Định trong khoảng 1 tiếng 30 phút.  

Cột cờ Nam Định gắn liền với lịch sử giữ nước của người dân nơi đây
Cột cờ Nam Định gắn liền với lịch sử giữ nước của người dân nơi đây

Ngoài ra, đối với những khách du lịch ở miền Trung hoặc miền Bắc muốn đến Nam Định du lịch nói chung hay đến cột cờ Nam Định tham quan nói riêng thì có thể lựa chọn phương tiện di chuyển là xe máy, tàu hỏa hoặc xe khách….với mức giá dao động từ 100.000 đến 150.000 VNĐ/vé. 

Cách di chuyển đến cột cờ Nam Định 

Để có thể di chuyển nhanh chóng đến địa điểm du lịch lâu đời như cột cờ Nam Định thì du khách có thể lựa chọn nhiều phương tiện khác nhau như xe máy, xe ôm hay máy taxi. Ngoài ra, địa danh này cũng ở vị trí nằm ngay trung tâm thành phố nên bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để có thể di chuyển đến địa điểm tham quan này. 

Khám phá vẻ đẹp cổ kính của kỳ đài thành Nam

Phần sân cột cờ Nam Định

Ngay khi bước vào cột cờ Nam Định, bạn sẽ ấn tượng với khoảng sân được thiết kế vô cùng cổ kính khi kết hợp giữ kiểu xây dựng hình vuông với lan can 4 phía chắc chắn. Trên khu vực sân cột cờ, phía Nam được đặt 2 khẩu súng thần công còn phía Đông đặt lư hương của các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong giai đoạn chống Pháp năm 1873 và 1883. 

Kiến trúc cột cờ Nam Định khá tương đồng với cột cờ Hà Nội
Kiến trúc cột cờ Nam Định khá tương đồng với cột cờ Hà Nội

Phần chân đế cột cờ

Phần chân đế cột cờ có 2 bệ vuông được xếp chồng lên nhau với bệ trên có kích thước bé hơn bệ dưới. Cụ thể, bệ trên có chiều dài 11,42m với chiều cao 3,1m còn bệ dưới có chiều dài 16,33m và cao 2,4m. Xung quanh mỗi bệ cũng được xây dựng lan can vô cùng chắc chắn để đảm bảo quá trình tham quan an toàn hơn. 

Tại khu vực phần bệ trên sẽ có cổng đi vào thân cột cờ Nam Định với 2 cửa cho bạn lựa chọn là cửa phía Đông và phía Nam. Ngoài ra, dưới phần bệ còn đền thờ Bà chúa cột cờ – giám thương công chúa Nguyễn Thị Trinh – một người liệt sĩ hy sinh anh dũng trong quá trình chống Pháp xâm lược. 

Phần thân cột cờ tại Nam Định

Phần thân của kỳ đài thành Nam cao khoảng 12,65m với lối kiến trúc thu nhỏ dần về phía trên khá ấn tượng. Phần dưới của thân cột cờ Nam định cũng được xây dựng hình trụ bát giác mỗi cạnh 2,2m còn phần thân trên thì có hình tròn đáy là 3,25m. Bên trong của thân kỳ đài này được xây dựng cầu thang xoắn ốc gồm 54 bậc với 32 cửa sổ lấy ánh sáng tự nhiên và bố trí đều trên 8 mặt thân cột. 

Khi di chuyển đến phần vọng canh, bạn sẽ thấy được thiết kế hình trụ tròn với 4 vòm cửa, 8 ô cửa nhỏ. Khi đứng tại vọng canh hướng mắt ra xa, bạn sẽ bị thu hút bởi cảnh sắc thiên nhiên trù phú của Nam Định. Ngoài ra, toàn bộ cảnh đẹp các tỉnh như Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình cũng trở nên rõ ràng khi đứng tại đây. 

Những chú ý quan trọng khi tham quan kỳ đài Nam Định 

Chụp ảnh lưu niệm khi tham quan cột cờ thành Nam
Chụp ảnh lưu niệm khi tham quan cột cờ thành Nam

Nếu bạn muốn ghé thăm cột cờ Nam Định trong chuyến hành trình chinh phục mọi miền Tổ quốc sắp tới thì bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Vì cột cờ Nam Định là một trong những công trình cổ, có ý nghĩa văn hóa, lịch sử đối với người dân địa phương nên bạn cần chọn trang phục phù hợp khi tham quan. Ngoài ra, bạn cũng nên ưu tiên giày bệt, giày thể thao để thuận tiện trong quá trình di chuyển. 
  • Cần tuân thủ nghiêm khắc các quy định được đặt ra trong quá trình tham quan, không tự ý chạm tay vào hiện vật hoặc vứt rác bừa bãi. Bên cạnh đó, du khách cần cần chú ý cử chỉ lịch sử, không nô đùa, chạy nhảy lung tung. 
  • Khách du lịch nên sắp xếp thời gian tham quan từ 8h00 đến 17h00 và nên chọn đi vào ngày thường bởi cuối tuần lượng khách ghé thăm sẽ đông hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham quan thêm tượng đài Trần Hưng Đạo để bày tỏ sự biết ơn đối với những cống hiến của vị tướng tài ba này.
  • Khi di chuyển lên các bậc thang, bạn cần chú ý an toàn đặc biệt là các gia đình có trẻ nhỏ bởi cầu thang lâu ngày thường bị ẩm mốc, rong rêu bám dễ gây trơn trượt. 

Không chỉ là một công trình lịch sử lâu đời, cột cờ Nam Định còn làm dấu ấn thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa, lịch sử của người tại đây, là niềm tự hào của mỗi người con thành Nam. Vì thế, nếu bạn có dịp ghé thăm tỉnh thành xinh đẹp này thì đừng quên ghé thăm cột cờ Nam Định để hiểu rõ hơn về con người cũng như chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của nơi đây nhé!