Đền Trần Nam Định – Nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt

Đền Trần Nam Định là một khu di tích lịch sử thờ 14 vị vua nhà nhà Trần cùng gia quyến và các quan lại có công với đất nước. Nơi đây còn nổi tiếng với Lễ khai ấn Đền Trần vào mỗi dịp đầu xuân và hội Đền Trần vào tháng 8. Mỗi năm khu di tích này đều thu hút số lượng lớn khách du lịch tới thăm quan và dự lễ khai ấn. Bài viết dưới đây du lịch nam định sẽ chia sẻ cho bạn đầy đủ các thông tin về nét đẹp truyền thống văn hóa này. Cùng đón đọc ngay nhé!

Một số thông tin khái quát về Đền Trần Nam Định

Khu di tích lịch sử Đền Trần Nam Định được xây dựng ngay trên nền một Thái miếu cũ từ năm 1695. Tuy nhiên sau đó bị quân Minh tàn phá nên hư hại nghiêm trọng. Mãi về sau ngôi đền mới được người dân khôi phục lại cho chỉn chu, khang trang hơn. Từ đó đây cũng là nơi thờ tự của 14 vị vua triều Trần và các quan tướng công thần phò tá.

Thông tin sơ lược về di tích lịch sử Đền Trần Nam Định
Thông tin sơ lược về di tích lịch sử Đền Trần Nam Định

Địa chỉ: Khu di tích Đền Trần, phường Lộc Vượng, Thành Phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Giá vé thăm quan và giờ mở cửa Đền Trần Nam Định

Hiện nay khu di tích Đền Trần tại thành phố Nam Định thường mở cửa vào lúc 06:30 – 18h00 cho tất cả các ngày trong tuần. Riêng đối với những ngày lễ hội diễn ra thì khoảng thời gian này sẽ có sự thay đổi, đa phần giờ mở cửa sẽ sớm hơn để đáp ứng được nhu cầu của du khách thập phương tới tham quan, lễ bái.

Bên cạnh đó khu di tích này không thu bất kỳ phí dịch vụ nào nên du khách tới đây sẽ không cần phải mua vé. Nếu tới bằng phương tiện cá nhân thì bạn chỉ cần gửi xe ở ngoài đền (10.000 VND – 20.000 VND)

Lịch sử hình dành Đền Trần Nam Định

Khoảng thời gian trước đây Đền Trần là Phủ Thiên Trường. Đây là nơi lưu lại rất nhiều dấu ấn của Vương triều nhà Trần và được coi là kinh đô thứ hai của cả nước Đại Việt sau kinh thành Thăng Long. Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước ta lần thứ nhất thì vua Trần Thái Tông đã áp dụng chiến lược “vườn không nhà trống” ở kinh thành Thăng Long. Lúc này ông và dân chúng đã lui về phủ Thiên Trường nhằm củng cố lại sức mạnh.

Lịch sử khu di tích Đền Trần tại thành phố Nam Định
Lịch sử khu di tích Đền Trần tại thành phố Nam Định

Mãi tới khi quân ta đã đánh bại quân Nguyên Mông, vào ngày 14 tháng Giêng năm đó vua Trần Thái Tông đã cho mở tiệc chiêu đãi và phong tước hậu cho những ai có công đánh giặc ngay tại phủ Thiên Trường (Đền Trần). Cũng bởi vậy mà cứ vào ngày này hàng năm nghi thức khai ấn đều được tổ chức long trọng tại đây.

Nên đi thăm quan Đền Trần Nam Định vào thời điểm nào?

Như đã nói ở trên thì vào mỗi năm tại Đền Trần sẽ diễn ra 2 lễ hội lớn là lễ khai ấn Đền Trần vào tháng Giêng và lễ hội Đền Trần vào tháng tám. Tất cả đều thu hút số lượng du khách đông đảo. Năm nào cũng thế không chỉ có người dân địa phương mà còn cả người dân ngoài tỉnh ghé thăm nên khó tránh khỏi cảnh đông đúc, tắc nghẽn. Lễ hội khai ấn bắt đầu diễn ra từ 14 – 15 tháng Giêng.

Tối ngày 14 sẽ bắt đầu triển khai các nghi thức như rước hòm ấn từ  đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường sau đó làm lễ vào giờ Tý,.. Với những ai muốn xin ấn thì nên nghỉ ngơi 1 đêm tại trung tâm thành phố để sáng sớm ngày mai xuất phát tới Đền Trần.

Còn lễ hội Đền Trần Nam Định lại được tổ chức vào ngày 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Bắt đầu từ việc rước từ đình và đền xung quanh nhằm dâng hương đền Thiên Trường. Trong thời điểm này, du khách có thể trải nghiệm nhiều tựa game dân gian như võ thuật, múa lân, đi cầu kiều,..

Hướng dẫn di chuyển tới Đền Trần Nam Định

Sau đây sẽ là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn để di chuyển được tới khu di tích lịch sử linh thiêng này:

  • Máy bay: Đối với những ai ở xa Nam Định như các tỉnh miền Trung, miền Nam thì nên mua vé máy bay để bay tới sân bay Nội Bài – Hà Nội. Sau đó có thể tham khảo các tuyến xe khách hoặc tự thuê xe máy để di chuyển về Đền Trần.
  • Xe khách: Phương tiện phổ biến nhất được nhiều người lựa chọn. Khoảng cách từ Hà Nội tới Nam Định sẽ là 80km và bạn sẽ cần 2 tiếng để di chuyển tới nơi.
  • Xe máy: Vị trí các khu vực gần Hà Nội thì có nhiều người muốn sử dụng xe máy để chủ động hơn trong chuyên đi. Đường đi khá dễ dàng nhưng bạn vẫn nên đi theo nhóm đông để đảm bảo an toàn.
Hướng dẫn di chuyển tới Đền Trần Nam Định an toàn, nhanh gọn
Hướng dẫn di chuyển tới Đền Trần Nam Định an toàn, nhanh gọn

Kiến trúc Đền Trần Nam Định

Dành cho những ai chưa biết thì Đền Trần được chia làm 3 công trình chính: Đền Trường, Đền Cố Trạch và Đền Trùng Hoa. Cả 3 ngôi đền đều mang kiểu dáng thiết kế và vẻ đẹp kiến trúc gần giống nhau.

Đền Thiên Trường

Đền Thiên Trường còn có tên gọi khác là Đền Thượng. Có vị trí chính giữa trung tâm khu di tích và được xây dựng ngay trên nền nhà thờ gia tộc họ Trần. Sau này là Thái Miếu và cung Trùng Quang. Đây cũng là khu vực mà các Thái Thượng Hoàng nhà Trần sinh hoạt và bàn bạc các công việc triều chính.

Ngôi đền này bao gồm 9 tòa và 31 gian. Bước chân tới đền Thiên Trường bạn sẽ nhìn thấy tiền đường, trung đường, chính tẩm và thiêu hương, 2 dãy tả hữu vu, 2 dãy tả hữu ống muống, 2 dãy giải vũ Đông Tây. Đa phần toàn bộ phần khung đều được làm từ gỗ lim, mái đền lợp ngói và được lát nền gạch.

Vị trí tiền đường đền bao gồm 5 gian với chiều dài 13m. Trong đó có 12 cột cái cùng 12 cột quân, đặt trên bệ bằng đá trước đây là chân cột cung Trùng Quang. Du khách sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp những bệ đá được chạm khắc hình cánh sen vô cùng tinh xảo.

Khu di tích đền Thiên Trường
Khu di tích đền Thiên Trường

Khu vực trong tiền đường là ban thờ và bài của các vị công thần nhà Trần. Tại Trung Đường sẽ là 14 bài vị của các hoàng đế nhà Trần. Phần cửa chính được đặt ba cỗ ngai nhằm bái vọng các vị hoàng đế.

Khu chính tẩm chia làm 3 gian. Gian giữa thờ tự 4 vị thủy tổ nhà họ Trần cùng các vị phu nhân chính thất. Hai gian bên cạnh trái phải thờ hoàng phi. Tòa thiêu hương (Kính đàn) thờ các công thần có công với nhà Trần, quan văn, quan võ đều sẽ có ban thờ riêng.

Đền Cố Trạch

Khu vực ngôi đền nằm ở phía Đông khu di tích Đền Trần Nam Định nên chúng ta thường gọi đó là đền Hạ. Tên ngôi đền được ra đời vì dưới thời vua Tự Đức (1868) ở phía Đông đào được lên một mảnh bia vỡ. Trên đó có khắc 3 dòng chữ “Hưng Đạo Thân Vương Cố Trạch”. Chính bởi vậy mà năm 1895 sau khi xây dựng, trùng tu lại ngôi đền thì tên Cố Trạch đã được đặt luôn cho ngôi đền.

Khu di tích đền Cố Trạch
Khu di tích đền Cố Trạch

Đền Trùng Hoa

Đền Trùng Hoa được xây dựng vào năm 2000 bên trên nền cũ là cung Trùng Hoa nằm ở phía Tây khu di tích. Ở khu vực trung đường và chính tẩm của đền đặt 14 pho tượng đúc bằng đồng. Đây cũng là sự tượng trưng cho 14 vị hoàng đế nhà Trần. Còn tòa thiêu hương của ngôi đền này thì được đặt ngai vàng cùng các bài vị của tướng quan văn, quan võ.

Khu di tích đền Trùng Hoa
Khu di tích đền Trùng Hoa

Lời kết

Trên đây là các thông tin mới nhất về Đền Trần Nam Định mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu như đang có ý định ghé thăm mảnh đất lịch sử nghìn năm văn hiến này thì đừng bỏ qua các thông tin trên đây mà lacaloka phân tích để có một chuyên đi an toàn và thuận lợi nhé.