Theo nhiều nguồn tin đáng tin cậy thì lễ hội Phủ Dầy tại thành phố Nam Định được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch. Lễ hội này được tổ chức với mục đích tôn vinh Mẫu Liễu Hạnh – Một trong “Tứ bất tử” được con dân Việt Nam suy tôn. Cũng bởi vậy mà lễ hội truyền thống này mang một ý nghĩa tâm linh to lớn trong lòng người dân địa phương nơi đây. Cùng Lacaloka khám phá thêm các thông tin ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Khái quát thông tin về lễ hội Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy được tổ chức tại Nam Định và được tổ chức nhằm mục đích suy tôn Mẫu Liễu Hạnh, về những điều thiện mà bà từng làm lúc còn sống. Đặc biệt đó cũng chính là suy tôn sự linh thương của vị Thánh Mẫu đáng tôn kính này. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm thì du khách thập phương tới với nơi đây đều cầu mong một năm mới bình an, nhiều tài lộc.
- Địa điểm: Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Thời gian: Lễ hội sẽ được diễn ra tại Nam Định vào ngày 1/3 cho tới 10/3 âm lịch hàng năm. Thời gian để diễn ra lễ chính là đúng ngày 10/3 âm lịch.
Hướng dẫn di chuyển tới lễ hội Phủ Dầy Nam Định
Dưới đây là 2 cách di chuyển tới lễ hội truyền thống lâu đời của người dân Nam Định mà bạn có thể tham khảo:
Di chuyển theo cung đường Hải Phòng – Thái Bình – Nam Định
Du khách di chuyển theo tuyến quốc lộ 10 đi qua khu công nghiệp Hòa Xá Nam Định. Khi tới được TP. Nam Định thì sẽ di chuyển tiếp theo hướng quốc lộ 38B (Đường 12 cũ) => Qua cầu An Duyên => Qua cầu Bất di (2km tới ngã 3 Dần) => Chợ Viềng Phủ. Lúc này bạn rẽ trái vào một đoạn khoảng 1km là tới di tích.
Di chuyển theo cung đường Hà Nội về Nam Định
Đi theo cao tốc Pháp Vân => Cầu Giẽ => Ninh Bình về hướng Nam Định. Sau đó tới nút giao cắt Hà Nam – Phủ Lý thì rẽ xuống đường 21A cũ khoảng 12km. Ngay khi đi qua cầu Họ, qua công viên nghĩa trang Thanh Bình và rẽ phải vào đường tỉnh lộ 56. Chạy thêm 10km nữa qua ngã tư Đồng Đội là sẽ tới Phủ Dầy.
Nguồn gốc của lễ hội Phủ Dầy tại Nam Định
Theo dân gian tương truyền, mỗi khi xuân tới thì những cánh đồng lúa bát ngát xanh mướt tràn đầy sức sống, đâm chồi nảy nở. Cùng với đó là nguồn sống tâm linh của người dân Nam Định cũng bắt đầu dâng cao với nhiều lễ hội được tổ chức. Và trong số đó Phủ Dầy trở thành một trong những lễ hội truyền thống lâu đời không thể thiếu được khi xuân về của người dân địa phương nơi đây.
Phủ Dầy trước đây còn có tên gọi là Kẻ Dầy – Đây là nơi suy tôn Liễu Hạnh. Sau khi bà được phong làm thánh Mẫu Nghi của Đất Việt thì Chế Thắng Hòa diệu Đại Vương đã sắc phong Thượng đẳng tối linh thành. Cũng kể từ đó mà nơi đây được đổi tên thành Phủ Dầy
Phủ Dầy mang ý nghĩa là đền lớn của Kẻ Dầy. Không rõ khoảng thời gian được xây dựng nhưng có một vài thông tin ghi lại rằng vào năm 1557 thời vua Lê Anh Tông nhà Lê nơi đây đã xảy ra xích mích dẫn tới khu vực này được chia ra thành 2 xã là Tiên Hương và Vân Cát. Sau đó Phủ Dầy cũng chia thành 2 kiến trúc riêng biệt là phủ Tiên Hương và phủ Vân Cát.
Lễ hội Phủ Dầy Nam Định
Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ – Một trong tứ bất tử của người Việt. Đồng thời đây cũng là một hiện tượng lạ của mảnh đất “Thiên Bản lục kỳ”. Tương truyền thánh Mẫu Liễu Hạnh xuất hiện với “tam sinh tam hóa”. Bởi thế mà lúc ẩn lúc hiện, lúc ban phúc lúc giáng họa khiến cho người đời vừa sợ hãi vừa kính trọng. Cũng kể từ đó mà bà trở thành vị Thánh Mẫu linh thiêng được đời đời người dân thờ kính.
Không chỉ riêng ở Nam Định mà cứ vào tháng 3 âm lịch hàng năm thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ tại nhiều lỗ hội trên toàn nước. Tuy nhiên điểm nhấn nhận được nhiều sự chú ý nhất vẫn là hội Phủ Dầy Nam Định. Cũng vào dịp này mà người dân trong và ngoài nước thường nô nức hành hương về tham gia lễ hội để tỏ lòng biết ơn tới công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Lễ hội Phủ Dầy ở Nam Định được tích lũy giá trị văn hóa từ nhiều đời. Kết hợp với đó là quần thể kiến trúc cổ kính biến khu di tích này trở thành một kho tàng di sản văn hóa phản ánh rõ rệt về phong tục tập quán, nghệ thuật, tín ngưỡng,.. Cũng trong khoảng thời gian từ mùng 3 tới mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội thu hút số lượng đông đảo du khách ghé thăm. Trong đó diễn ra một số nghi lẫn quan trọng như Chầu văn hầu đồng, rước thỉnh kinh, rước đuối,..
Quan trọng nhất là nghi lễ rước Mẫu Thỉnh Kinh từ phủ Tiên Hương lên chùa Tiên Hương được tổ chức vào ngày 6/3. Đám rước long trọng lên tới hàng chục km, có đội nhạc và có phường bát âm. Còn lễ rước đuốc được tổ chức vào tối và đêm mùng 5 tháng 3 âm lịch.
Theo quan niệm dân gian thì ngọn lửa thiêng được rước từ nơi thờ Mẫu sẽ xua tan đi những điềm xấu mang tới sự may mắn và sinh sôi, nảy nở. Đặc biệt hoa trương hội cũng là một nghi lễ cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an với sự tham dự của hàng trăm thanh niên. Mỗi người đều mặc trang phục gọn gàng, cuốn trên đầu khăn đỏ, viền vàng. Phần bụng thắt khăn đỏ, chân quấn xà cạp đỏ.
Với những giá trị đặc biệt như vậy nên vào năm 1975 thì Phủ Dầy đã được nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Tới năm 2013 thì lễ hội này đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây cũng là lễ hội trở thành điểm đến thăm quan, thờ phụng của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Các hoạt động chính diễn ra trong lễ hội Phủ Dầy
Mỗi dịp xuân về thì nhiều người dân miền Bắc thường tập trung trẩy hội và hành hương tới dự lễ. Dưới đây là một số hoạt động chính có trong lễ hội truyền thống này:
Lịch trình lễ hội Phủ Dầy Nam Định
Như đã nói ở trên thì lễ hội thường kéo dài từ ngày 1/3 âm lịch tới ngày 10/3 âm lịch. Cụ thể:
- Mùng 1/3: Ngày nhập hội.
- Mùng 2/3: Làng của hành lễ vào buổi tối, kèm theo lễ rước đuốc.
- Mùng 3/3: Ngày lễ chính giỗ Mẫu Liễu Hạnh, được tổ chức ở phủ Tiên Hương.
- Mùng 4 – 5/3: Buổi lễ tiếp tục được diễn ra trong làng.
- Mùng 6/3: Rước Thánh Mẫu từ phủ Tiên Hương đến chùa Gôi.
- Mùng 7 – 8 – 9/3: Diễn ra các hoạt động trò chơi đặc trưng của lễ hội.
Trong quá trình diễn ra lễ thì bên cạnh các nghi lễ chính thì người dân cũng sẽ tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi truyền thống như hát tuồng, chèo, trống quân,..
Chợ Viềng
Bên cạnh các hoạt động kể trên thì người dân địa phương nơi đây cũng tổ chức lễ hội Chợ Viềng bày bán các loại sản phẩm thủ công mỹ nghệ, vật dụng thờ cúng,.. Đáng chú ý hơn cả là các loại đặc sản như bò thui, bánh dầy.
Đây không chỉ là khoảng thời gian buôn bán kinh tế mà còn là một nét đẹp đặc trưng trong văn hóa lâu đời của người dân. Chợ Viềng không quá chú trọng việc mua bán rẻ hay đắt mà người hành hương sẽ mua một thứ gì đó ở đây với mục đích cầu may trong năm tới.
Kinh nghiệm đi lễ Phủ Dầy đầy đủ và chuẩn nhất
- Quần thể khu di tích Phủ Dầy là khá rộng, trải dài trên xã Kim Thái với hơn 20 ngôi đền, phủ lăng, chùa nên nếu muốn đi lễ hết các địa danh tại đây thì bạn cần đi trong 2 ngày. Còn nếu như chỉ đủ thời gian đi trong ngày thì bạn chỉ nên ghé qua các khu phủ Chính Tiên Hương, Lăng Mẫu, Chùa Tiên Hương, Phủ Vân Cát.
- Khi tới hành hương thì các bạn nên mua cành vàng, cành bạc, cây lộc, cây nạp tài. Những món đồ này sẽ là thứ được dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu để xin tài lộc trong năm mới. Sau khi hạ lễ thì đem những cành vàng, cành bạc tượng trưng này về thờ ỏ bàn thờ gia tiên với dụng ý xin lộc cho gia đình.
- Một mâm lễ đầy đủ khi tới Phủ Dầy có thể tùy tâm thành lễ. tuy nhiên vẫn nên chuẩn bị đầy đủ một mâm bao gồm cả hoa quả và văn sớ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể chuẩn bị thêm xôi, chè, thịt luộc, chân giò,..
- Lễ đồ sống bao gồm: gạo, trứng, muối, thịt sống,.. Những đồ này để thờ Thanh Xà, Bạch Xà, Ngũ Hổ đặt tại ban Công Đồng Tứ Phủ.
- Lễ chay sẽ được đặt trên ban thờ Thánh Mẫu. Còn lễ mặn sẽ được đặt tên ban thờ Ngũ vị gọi là ban công đồng.
- Du khách tới lễ hội Phủ Dầy có thể đổi một ít tiền lẻ, tiền dầu nhang để bổ sung vào cho mâm lễ.
- Về văn sớ thì bạn cần chuẩn bị đủ ba lá đại diện cho Tam Phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Nếu như có đủ thời gian ghé các đền thờ phủ khác thì cần tùy thuộc vào từng Thánh bản đền thờ phụng để viết các sớ riêng.
Lời kết
Trên đây là tổng hợp đầy đủ các thông tin về lễ hội Phủ Dầy mà Lacaloka muốn gửi tới bạn cùng các độc giả khác. Mong rằng qua bài viết ngắn gọn này thì bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về khu di tích lịch sử văn hóa truyền thống lâu đời này cũng như có thêm kinh nghiệm đi lễ, dâng hương tại đền Phủ Dầy. Chúc du khách có được một chuyến đi hành hương trọn vẹn tràn đầy ý nghĩa!